Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

ĐỀN TRÚC VÀ NGŨ ĐỘNG THI SƠN

ĐỀN TRÚC VÀ NGŨ ĐỘNG THI SƠN


1.    Tên di tích: Đền Trúc và Ngũ Động Thi Sơn
2.    Loại công trình: Đền
3.    Loại di tích: di tích lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số:152-VH/QĐ ngày 25 tháng 01 năm 1994.
5.    Địa chỉ di tích: thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
6.    Tóm lược thông tin về di tích    
        Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Khu danh thắng này có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, có đền Trúc nằm giữa rừng Trúc nên thơ, có hệ thống hang động độc đáo.
        Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Khu danh thắng này có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, có đền Trúc nằm giữa rừng Trúc nên thơ, có hệ thống hang động độc đáo.
        Cách thị xã Phủ Lý 8km, ngay bên đường 21A, có quả núi nhỏ hình dáng con sư tử, mang tên Núi Cấm. Ngọn núi chứa đựng một huyền tích nên đã trở thành địa danh được nhiều người biết đến. Xưa kia nơi đây bạt ngàn trúc mọc: Trúc xanh như tóc, trĩu xuống khắp miền. Năm 1089, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt khi chinh phạt phương Nam đi qua thôn Quyển Sơn. Bỗng một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buồm rồi cuốn lá cờ lớn của đoàn quân lên đỉnh núi. Lý Thường Kiệt bèn cho thuyền dừng lại, cùng quân sĩ lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu đại thắng. Lần đó, thắng lớn trở về, Lý Thường Kiệt đã cùng đoàn quân lên đây làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng mừng chiến thắng. Lễ hội kéo dài hàng tháng với đủ mọi trò vui. Sự kiện lá cờ bị gió cuốn đã khiến Lý Thường Kiệt đặt tên cho ngọn núi là Cuốn Sơn. Về sau, để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài, dân làng Cuốn Sơn đã lập đền thờ Lý Thường Kiệt ở chính nơi ông đã mở hội đền thờ đó chính là Đền Trúc bây giờ. Lễ hội Đền Trúc được mở vào dịp đầu xuân hàng năm từ mùng 10 tháng Giêng đến mùng 6 tháng Hai âm lịch.
Được dựng giữa khu rừng trúc rộng hàng chục mẫu, nên mang tên đền Trúc. Sau ngót ngàn năm, rừng trúc giờ không còn nguyên như xưa nữa, nhưng xung quanh đền, vẫn muôn ngàn bóng trúc. Những cây trúc thân vàng óng, thướt tha trong gió càng tôn cho phong cảnh nơi đây thêm thơ mộng. Với sự biến đổi của thời gian ngôi đền chỉ còn giữ được một số nét căn bản. Ngôi đền được dựng bằng gỗ lim, cao trên 6m. Nhà tiền đường là một công trình 5 gian. Hệ thống vì kèo biến thể kiểu giá chiêng đồng rường con nhị xuất hiện vào cuối thế kỷ 17 và phổ biến vào cuối thế kỷ 19. Ba gian hậu cung được xây dựng cùng một phong cách với nhà tiễn đường, có 2 đầu bịt đốc, lợp ngói nam, xây bằng gạch thất, bắt mạch để trần. Trên hệ thống cửa có trạm trổ theo các đề tài tứ quí.
Về thăm đền Trúc, bạn đừng quên ghé vào Cuốn Sơn (nay gọi là núi Cấm) kề bên. Có lẽ vì gắn bó với điềm linh ứng năm xưa nên ngọn núi có ý nghĩa tâm linh với dân trong vùng. Cũng vì thế mà núi Cấm vẫn giữ được nhiều nét nguyên sơ với hệ sinh thái phong phú. Trên đỉnh núi Cấm có một bàn cờ thiên tạo bằng đá - nơi các vị tiên thường rủ nhau về mở hội, uống rượu chơi cờ và ngắm cảnh trần thế. Ngay cạnh bàn cờ còn có một ô vuông được gọi là huyệt đế vương.
Núi Cấm còn có hệ thống hang động độc đáo: 5 hang nối liền nhau, tạo thành động liên hoàn, gọi là Ngũ Động Thi Sơn. Cấu trúc các động vô cùng đa dạng với nhiều loại thạch nhũ muôn hình vạn trạng, gợi cho du khách sức tưởng tượng phong phú: hình bầu sữa mẹ, nồi cơm mở vung, hình con voi, con rùa... Màu sắc, độ xốp, da nhũ... cũng khác nhau. Có nhũ ẩn sâu trong bóng tối, gặp ánh đuốc rọi vào bỗng rực lên như châu ngọc. Có nhũ mang hình chiếc trống nằm, trống treo, dàn mõ, mà thật đặc biệt, khi đánh lên, âm vang như thật.



 

    Học sinh chăm sóc di tích:




Công viên mô phỏng "10 tầng địa ngục" ở Singapore

Được xây dựng năm 1937 tại Singapore bởi hai anh em người Trung Quốc gốc Myanmar là Aw Boon Haw và Aw Boon Par, công trình này sở hữu hơn 1.000 bức tượng và mô hình nhỏ, tái hiện các tích truyện dân gian Trung Quốc, tích Phật giáo và thể hiện niềm tin vào đạo Khổng.

Hãi hùng công viên mô phỏng 10 tầng địa ngục ở Singapore
Với chủ đề về 10 tầng địa ngục, công viên mô phỏng nhiều cảnh trừng phạt hãi hùng khi con người phải xuống trình diện Diêm Vương. Với ý nghĩa cảnh báo, giáo dục cao, trẻ em vào công viên phải có cha mẹ, người lớn đi kèm

Hãi hùng công viên mô phỏng 10 tầng địa ngục ở Singapore
Cổng vào công viên sâu hoắm, đen hun hút, với hai bên là hai bức tượng đầu trâu, mặt ngựa, cảnh báo những cảnh tượng rùng rợn phía bên trong.

Hãi hùng công viên mô phỏng 10 tầng địa ngục ở Singapore
Được truyền cảm hứng từ tích Phật giáo, du khách có thể chiêm ngưỡng những cảnh trừng phạt tại các tòa án dưới mỗi tầng địa ngục.

Hãi hùng công viên mô phỏng 10 tầng địa ngục ở Singapore
Một trong số đó là “đồi dao”. Theo tích xưa, những linh hồn phạm tội giết người cướp của sẽ bị gửi xuống tòa án thứ 5 ở địa ngục và phải chịu cảnh lăn lộn trên đồi cắm toàn dao nhọn tua tủa.

Hãi hùng công viên mô phỏng 10 tầng địa ngục ở Singapore
Những người lừa dối, dù là lỗi lầm nhỏ nhất cũng bị trừng phạt, như trong cảnh mổ bụng dưới đây.

Hãi hùng công viên mô phỏng 10 tầng địa ngục ở Singapore
Trong công viên có một đài quan sát, theo đó, những linh hồn mới xuống sẽ được đứng trên đài, quan sát kẻ thù của mình bị trừng phạt trước khi bản thân mình phải xuống địa ngục và bị kể tội trước tòa án địa phủ.

Hãi hùng công viên mô phỏng 10 tầng địa ngục ở Singapore
Ở tầng thứ 10, số phận của các linh hồn ở kiếp sau sẽ dựa vào bánh xe luân hồi. Họ sẽ được quyết định kiếp sau được đầu thai làm người hay phải làm súc vật.

Hãi hùng công viên mô phỏng 10 tầng địa ngục ở Singapore
Từ năm 1988, công viên giải trí này đã được chuyển về cho Tổng cục du lịch Singapore quản lý và được mở cửa miễn phí cho du khách từ năm 2001. Khu công viên mở cửa từ 9 giờ sáng tới 7 giờ tối, và có hướng dẫn bằng nhiều thứ tiếng.

Hãi hùng công viên mô phỏng 10 tầng địa ngục ở SingaporeHãi hùng công viên mô phỏng 10 tầng địa ngục ở SingaporeHãi hùng công viên mô phỏng 10 tầng địa ngục ở Singapore
(Theo Xzone/Tri thức thời đại)

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

CÁC CON ĐƯỜNG MÙA THU LÃNG MẠN VÒNG QUANH THẾ GIỚI

Dạo bước trên những con đường này, bạn sẽ cảm nhận được rõ nét hơn vị thu ấm nồng...
Không biết từ bao giờ, mùa thu được coi là mùa lãng mạn nhất trong năm, xuất hiện nhiều trong thơ ca, âm nhạc hay nhiếp ảnh và tranh vẽ. Mùa thu với những con đường trải đầy lá vàng rơi, hàng cây phong đỏ lung linh trong nắng vàng ruộm làm se lòng người mỗi sớm thu về từ khắp mọi nơi trên thế giới.
 
Cùng điểm lại một vài với con đường ngập tràn lá vàng dưới đây để cảm nhận rõ nét hơn hương vị mùa thu về...
 
1. Con đường Thủy sam, Hàn Quốc
 
Nếu bạn là fan trung thành của những bộ phim lãng mạn của xứ sở Kim chi thì hẳn bạn đã nhìn thấy con đường này trên màn ảnh. Đây chính là con đường Thủy sam nổi tiếng - một trong những con đường đẹp nhất Hàn Quốc.
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 1
Con đường này dài khoảng 8,5km, chạy dọc theo Quốc lộ 24 và là một trong những tuyến đường chạy xe phổ biến nhất ở xứ Hàn. 
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 2
Con đường Thủy sam khi còn xanh mướt...
 
Những cây thủy sam ở đây đã hơn 40 tuổi và cao hơn 20m. Những tán cây đan vào nhau, che chắn ánh nắng Mặt trời. Vào mùa hè, tán cây thủy sam như cao vút hơn với màu xanh mướt.
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 3
... rực rỡ khi vào thu...
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 4
 
Nhưng mùa thu mới là lúc con đường đẹp nhất, khi những cây thủy sam bắt đầu thay màu lá. Chúng tạo thành một con đường tuyệt đẹp và kỳ lạ khiến người đi có cảm giác như đang đi trên con đường trong một câu chuyện cổ tích vậy.
 
2. Đường cây bạch quả, Nhật Bản
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 5
 
Không ồn ào như đường bạch quả (ginkgo) nổi tiếng ở Icho Namiki (Aoyama), con đường cây bạch quả ở công viên Showa Kinen (Tachikawa) mang nét tĩnh lặng hơn. Có lẽ vì thế mà khung cảnh ở đây càng trở nên thơ mộng và quyến rũ.

Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 6

Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 7

Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 8
 
Hai đường cây bạch quả nổi tiếng này nằm ngay lối vào của công viên, được ngăn cách giữa một con kênh nhân tạo. Vào mùa thu, hơn 100 cây bạch quả thi nhau chuyển mình thay màu lá vàng rực rỡ. Con đường ngập tràn trong sắc lá thu vàng tạo thành một bức tranh vô cùng nên thơ.
 
3. Đại lộ Diaoyutai, Trung Quốc
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 9
 
Mùa thu đến, đại lộ Diaoyutai Ginkgo, Bắc Kinh (Trung Quốc) lại bước vào mùa du lịch đẹp nhất trong năm với sắc vàng kỳ diệu, lung linh, óng ả của những hàng cây bạch quả ngàn năm tuổi.

Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 10
 
Con đường này nằm gần Diaoyutai State Guesthouse và được mệnh danh là con đường tình yêu của thành phố Bắc Kinh. Nơi đây thu hút rất nhiều cặp tình nhân bởi vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn của nó.
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 11
 
Còn đối vối giới văn nghệ sĩ, đặc biệt là nhiếp ảnh và hội họa, Diaoyutai lại được coi là thiên đường nghệ thuật, nơi thỏa sức sáng tạo, đem đến nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho tâm hồn yêu nghệ thuật.
 
4. Đại lộ Blue Ridge, Mỹ
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 12
 
Blue Ridge Parkway là một con đường nổi tiếng về cảnh đẹp tự nhiên và được cho là một trong những con đường đẹp nhất nước Mỹ. Tuyến đường trải dài thơ mộng này bắt đầu ở công viên quốc gia Shenandoah, thuộc tiểu bang Virginia kéo dài xuống tận công viên quốc qua Great Smoky Moutains của tiểu bang North Carolina.

Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 13
 
Với chiều dài gần 755km, Blue Ridge Parkway được mệnh danh là “con đường xanh” bởi những tán cây xanh mượt bao phủ khắp con đường. Nhưng thực sự Blue Ridge Parkway đẹp nhất lại chính là vào mùa lá đổi màu.
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 14
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 15
 
Trong mùa thu, hơn 100 loài cây khác nhau trải dài theo con đường núi cùng “rủ” nhau “rực cháy” với đủ các màu vàng, đỏ, nâu…tạo nên một bức tranh sắc thu khổng lồ ngây ngất lòng người.
 
 
5. “Con đường văn học”, Mỹ
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 16
 
Literary Walk (tạm dịch: Con đường văn học) là một con đường xinh đẹp nằm trong khuôn viên Central Park, New York (Mỹ). Cứ mỗi mùa thu sang, Literary Walk lại khoác lên mình một tấm áo vàng tươi tắn. 

Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 17

Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 18
 
Con đường êm ái trải đầy lá vàng này là địa điểm lý tưởng nếu bạn muốn vừa thả bộ vừa ngắm cảnh. Hoặc bạn cũng có thể thư giãn ngồi trên ghế và thưởng thức một cuốn sách hay.
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 19
 
Literary Walk không chỉ nổi tiếng là con đường mùa thu lãng mạn nhất nhì Central Park mà còn nổi tiếng là khu vực đặt nhiều pho tượng các tác gia và nhà thơ nổi tiếng thế giới như William Shakespeare, Sir Walter Scott, Robert Burns…
 
6. Đại lộ Niagara, Canada
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 20
 
Canada là điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thích mùa thu. Sắc màu ấn tượng của rừng thu với những con đường êm ái trải đầy lá phong đỏ có thể được tìm thấy ở tất cả những khu rừng của Canada vào tháng 9 và tháng 10.

Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 21
Thủ tướng Anh Winston Churchill trong một lần tới thăm đại lộ Niagara thuộc bang Ontario, Canada đã thốt lên rằng: “Nơi đây là con đường đẹp nhất thế giới trong một chiều Chủ nhật mùa thu”.
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 22
 
Chạy men theo con sông Niagara, phân cách nước Mỹ và Canada, quả thực đại lộ Niagara chính là con đường đẹp nhất Canada trong sắc thu thơ mộng với rừng cây lá đỏ tuyệt đẹp. Dọc theo đại lộ, bạn cũng có thể ghé vào thị trấn nhỏ Queenston để thưởng thức thứ rượu Niagara thơm nức như mùi nhựa thông.
 
7. Đường phố ở Vancouver, Canada
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 23
 
Miền Đông Canada thường được nói đến nhiều nhất nếu bạn muốn khám phá các màu sắc mùa thu ở đất nước có biểu tượng lá phong này. Nhưng thậm chí nếu bạn đang ở một vùng khác, bạn vẫn có thể tận hưởng cảm giác tuyệt vời này. Vancouver là một ví dụ điển hình. Nằm ở miền Tây của Canada, nhưng mùa thu ở đây cũng vô cùng thơ mộng.

Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 24

Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 25

Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 26
 
Từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10, những con phố ở Vancouver lại ngập tràn trong những tán lá phong mùa thu tuyệt đẹp. Điều đặc biệt là những con phố ở đây không mang một màu sắc giống nhau mà đa dạng trong với các sắc vàng, đỏ, nâu…
8. Đường kênh đào Midi, Pháp
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 27
 
Kênh đào Midi (Canal du Midi) đem lại cho du khách cảm giác của một miền Tây Nam nước Pháp thật yên bình, trong sáng và đầy thơ mộng. Khác với cảnh tượng hoành tráng của con sông lớn nhất nước Pháp - Garonne - nằm liền kề, dòng kênh Midi thật nhỏ xinh và gợi lên chút gì đó rất riêng tư, tĩnh lặng.

Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 28

Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 29
 
Đây chính là nơi để bạn thoát khỏi cái ồn ào của thành phố, để đắm chìm trong dòng nước xanh trong. Bạn có thể tảo bộ trên con đường trải đầy lá phong đỏ dọc con kênh, hay lang thang trên những cây cầu nhỏ xinh rồi ngồi thư giãn tại chiếc ghế đá ven đường… 
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 30
 
Các con đường mùa thu lãng mạn vòng quanh thế giới 31
 
Kênh đào Midi hiện lên thật xinh đẹp và bình dị trong sắc thu huyền ảo. Kênh đào Midi đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Tìm hiểu về các cảm biến trên smartphone và tablet

Trong bài viết này, bạn đọc sẽ biết tới các loại cảm biến phổ biến trên các thiết bị di động (smartphone và tablet), cũng như nguyên lý hoạt động cơ bản của chúng.
Kể từ khi cuộc đua thiết bị di động bắt đầu, có thể nói các nhà sản xuất đang ra mắt các sản phẩm smartphone và tablet mới với mật độ dày đặc. Các đối thủ cạnh tranh như Apple, Samsung, HTC, Sony và nhiều tên tuổi khác cạnh tranh với nhau bằng cách tung ra các tính năng và các phần cứng mới: các công việc "thông minh" mà các mẫu smartphone có thể thực hiện đang trở thành một hạng mục quan trọng quyết định đến sự thành bại của chúng.
Các công việc "thông minh" này, ví dụ như tính năng tự động cuộn văn bản dựa trên vị trí mắt người của Galaxy S4, được thực hiện nhờ có các cảm biến bao gồm: cảm biến gia tốc, cảm biến ánh sáng môi trường, cảm biến GPS, la bàn, cảm biến khoảng cách, cảm biến áp lực và con quay hồi chuyển...
Sau đây, chúng ta sẽ cùng điểm danh các loại cảm biến chính và cơ chế hoạt động của chúng theo tổng hợp từ trang Techulator.com. 
Cảm biến gần (Proximity)
Tính năng chính của cảm biến này là nhận diện xem khoảng cách giữa smartphone và cơ thể bạn là bao nhiêu. Khi bạn gọi điện, cảm biến gần sẽ nhận diện xem vị trí giữa màn hình và tai là bao nhiêu để tắt đèn màn hình và tiết kiệm pin. Cảm biến gần cũng sẽ giúp ngăn ngừa các cử chỉ chạm được thực hiện một cách không cố ý trên màn hình điện thoại trong khi gọi điện.
Cảm biến này cũng sẽ tính toán độ mạnh yếu của tín hiệu, các nguồn gây nhiễu và tăng cường tín hiệu hoặc lọc các nguồn gây nhiễu nhờ sử dụng Kỹ thuật Tạo Luồng (Beam Forming Technique).
Nói một cách ngắn gọn, cảm biến khoảng cách sẽ đo được vị trí của cơ thể, ví dụ như khuôn mặt hoặc tai và ngừng các tác vụ như lướt web, chơi nhạc hoặc video trong khi nhận/thực hiện cuộc gọi nhằm tiết kiệm pin. Sau khi hội thoại kết thúc, cảm biến khoảng cách sẽ tiếp tục các tác vụ đang thực hiện dở.
Cảm biến GPS (Hệ thống định vị toàn cầu)
2
GPS (viết tắt của Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu) lúc đầu được phát triển và triển khai cho các mục đích quân sự và được chính phủ Mỹ chính thức đưa ra hoạt động rộng rãi trong thập niên 1980. GPS là một hệ thống cho phép theo dõi mục tiêu hoặc "điều hướng" dựa trên các bức ảnh hoặc bản đồ với sự trợ giúp của các vệ tinh.
Ngày nay, các smartphone đều được trang bị các cảm biến GPS được hỗ trợ (A-GPS) cho phép hoạt động mà không cần kết nối tới các máy chủ và các vệ tinh. iPhone 4S, iPhone 5, HTC One, HTC Droid DNA, HTC One X, các sản phẩm trong series Galaxy của Samsung và Xperia của Sony và các mẫu Nokia Lumia 620, 820, 920 và 822 cùng một số sản phẩm khác cũng hỗ trợ hệ thống định vị toàn cầu GLONASS (Globalnaya Navigatsionnaya Sputnikovaya Sistema) do Nga phát triển với cùng một tính năng như GPS.
Cảm biến ánh sáng môi trường (Ambient Light)
3
Cảm biến này có nhiệm vụ tối ưu độ sáng của màn hình trong các điều kiện sáng khác nhau (các luồng sáng có cường độ khác nhau). Mục đích quan trọng nhất của cảm biến ánh sáng môi trường là nhằm điều chỉnh độ sáng của màn hình, cho phép tiết kiệm pin và cải thiện tuổi thọ pin.
Cảm biến ánh sáng môi trường nhận biết ánh sáng và điều chỉnh màn hình dựa theo nguyên lý "vị trí tuyệt đối". Các cảm biến này chứa các đi-ốt quang học rất nhạy sáng đối với các quang phổ khác nhau; kết quả tính toán phức tạp dựa trên các đi-ốt này sẽ điều chỉnh mức độ tăng/giảm của cường độ sáng trên màn hình.
Cảm biến gia tốc (Accelerometer)
Tính năng chính của cảm biến gia tốc là nhận diện các thay đổi về hướng/góc độ của smartphone dựa trên dữ liệu thu được và thay đổi chế độ màn hình (chế độ dọc hoặc ngang màn hình) dựa trên góc nhìn của người dùng. Ví dụ, trong trường hợp bạn muốn tăng chiều rộng hiển thị của một trang web, bạn có thể chuyển từ chế độ dọc màn hình sang chế độ ngang màn hình. Tương tự như vậy, ứng dụng camera cũng sẽ tự động thay đổi hướng của bức ảnh đang chụp khi chúng ta thay đổi góc độ của smartphone.
Về bản chất, cảm biến gia tốc sẽ nhận diện sự thay đổi trong góc độ của smartphone bằng cách nhận biết các thay đổi về hướng trên cả 3 chiều của không gian trong trường hợp (giả sử) smartphone rơi tự do. Một trong những ví dụ về ứng dụng của cảm biến gia tốc của điện thoại là các trò chơi đua xe: người chơi có thể "bẻ lái" bằng cách quay điện thoại/tablet theo hướng mong muốn.
La bàn (Compass)
5
Chúng ta đều biết chức năng của la bàn là đưa ra định hướng chính xác dựa trên cực bắc và cực nam của trái đất bằng cách dùng nam châm. Song, do các tín hiệu nhiễu có mặt trong các thiết bị di động như smartphone và tablet, các thiết bị này không sử dụng loại la bàn nam châm thường thấy mà ứng dụng một công nghệ tiên tiến khác để đưa ra định hướng cho người dùng.
Cụ thể hơn, smartphone của bạn sẽ đo các tín hiệu có tần số cực thấp đến từ một hướng nhất định (Nam hoặc Bắc) và với sự trợ giúp của cảm biến gia tốc, la bàn trên smartphone có thể đưa ra định hướng cho người dùng.
Nguyên lý hoạt động của la bàn trên smartphone là "hiệu ứng Hall" (Hall effect) do nhà bác học Edwin Hall phát hiện vào năm 1879. Dựa trên nhiều cảm biến được đặt trên các hướng khác nhau của điện thoại và sử dụng bộ tập trung tín hiệu từ (chế tạo bằng vật liệu có độ thấm từ cao) nhằm bẻ cong các đường song song với từ trường của mặt đất.
Con quay hồi chuyển (Gyroscope)
6
Chức năng của cảm biến này là giữ nguyên hoặc điều chỉnh vị trí và định hướng dựa trên các nguyên tắc của gia tốc theo các hướng khác nhau. Khi con quay được sử dụng cùng cảm biến gia tốc, cảm biến này sẽ nhận diện chuyển động trên 6 chiều khác nhau (trái, phải, trên dưới, trước và sau).
Cảm biến này cũng sẽ nhận diện các chuyển động dựa trên 3 chiều không gian X, Y, Z. Sử dụng Hệ thống Điện và Cơ Siêu Nhỏ (MEMS), các mẫu điện thoại như iPhone 4 có khả năng nhận diện các cử chỉ cảm ứng, bên cạnh tính năng điều hướng GPS quen thuộc.
Cảm biến chiếu sáng sau (BSI hoặc BI)
8
Cảm biến chiếu sáng sau (back illuminated sensor - được gọi tắt là BSI hoặc BI) là một trong các tính năng nổi trội có mặt trên các mẫu smartphone mới. Đây là một loại cảm biến hình ảnh số có khả năng thay đổi hoặc gia tăng độ sáng thu được khi chụp ảnh. Lúc đầu, cảm biến này được phát triển cho các camera an ninh và các loại kính thiên văn. Sony là công ty đầu tiên áp dụng tính năng này vào năm 2009. Hiện nay, BSI là tính năng được nhắc đến nhiều trong thông số của các smartphone.
Áp suất khí quyển (Barometer)
Một số smartphone dòng Galaxy của Samsung còn được trang bị cảm biến đo áp suất khí quyển (barometer). Đây là cảm biến được dùng để đo áp suất khí quyển phục vụ cho việc dự báo thời tiết. Nhưng các smartphone đã có thông tin dự báo thời tiết dựa trên thông tin lấy từ Internet, vậy tại sao lại cần đến cảm biến barometer? Lý do được các nhà sản xuất giải thích là để cung cấp thông tin GPS chính xác hơn.
Theo Samsung, các thiết bị GPS đôi khi tích hợp barometer để có thông tin độ cao chính xác hơn. Sai số trục Z của GPS khá cao nhưng kết hợp với các thông tin áp suất khí quyển từ barometer, độ chính xác có thể tăng lên đáng kể. Với sự kết hợp của cảm biến gia tốc, barometer, la bàn và GPS, các điện thoại có thể xác định vị trí, hướng và tốc độ của người dùng chính xác hơn.
Ngoài ra, một số smartphone hiện nay còn được trang bị các cảm biến khác như cảm biến từ kế (magnetometer), áp suất (pressure), nhiêt độ (temperature) và độ ẩm (humidity).